Nghiên cứu khoa học

 Hoạt động “Nghiên cứu khoa học” tại CLB Vật lí xPhO

👉 Giới thiệu

Để tạo cơ hội cho các bạn học sinh, sinh viên yêu thích Vật lí và muốn trải nghiệm công việc làm nghiên cứu khoa học, CLB Vật lí xPhO sẽ phát triển hoạt động “Nghiên cứu khoa học”, là cầu nối giữa các bạn học sinh, sinh viên quan tâm đến nghiên cứu khoa học với các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh mà có thể tham gia hướng dẫn các chủ đề trong lĩnh vực Vật lí đại cương. Khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên/học sinh sẽ được trải nghiệm các công việc của người làm nghiên cứu như: Giải quyết vấn đề, lập trình tính toán, trình bày kết quả nghiên cứu, viết báo cáo (manuscript) bằng tiếng Anh, các kỹ năng tìm kiếm và đọc bài báo khoa học. Các kết quả nghiên cứu của các nhóm sẽ hướng tới gửi đăng trên tạp chí về giảng dạy Vật lí như American Journal of Physics (Một tạp chí của Hội giảng dạy Vật lý Hoa Kỳ), European Journal of Physics,  Physics Education, và Emergent Scientist (EmSci).

👉 Lĩnh vực nghiên cứu

Các chủ đề Vật lí mà có thể sử dụng các kiến thức Vật lí đại cương để giải quyết. Ví dụ như các hiện tượng trong đời sống, các trò chơi Vật lí, hay các bài toán trong các môn học Vật lí Đại cương,…

👉 Đối tượng tham gia

 Sinh viên đại học (ưu tiên sinh viên năm 1 và năm 2, với các sinh viên năm 3, năm 4 thì nên tham gia nghiên cứu chuyên sâu tại các nhóm nghiên cứu trong trường đại học mà đang theo  học)

 Học sinh THPT nếu đã được học Vật lí đại cương

👉 Yêu cầu với các thành viên tham gia:

 Yêu Vật lí
 Có khả năng đọc tài liệu bằng Tiếng anh

👉 Tham khảo

Một số bài báo minh họa trên các tạp chí về giảng dạy Vật lí và các tạp chí chuyên ngành Vật lí:

https://bit.ly/35N2GbO

👉Danh sách các đề tài nghiên cứu đề xuất

[wp-svg-icons icon=”arrow-right-3″ wrap=”i”] Đề tài 04:  Jumping beans (đang thực hiện)

[wp-svg-icons icon=”arrow-right-3″ wrap=”i”] Đề tài 03: Hình dang của tờ giấy (đang thực hiện)

[wp-svg-icons icon=”arrow-right-3″ wrap=”i”] Đề tài 02: Tìm hiểu về mạch điện trở với topology phức tạp (đã hoàn thành)

Bài test sơ tuyển

[wp-svg-icons icon=”arrow-right-3″ wrap=”i”]  Đề tại 01: Xác định giá trị số π bằng phép đo điện trở 

✅ Bài test sơ tuyển